1. Lắp Đặt Thiết Bị Báo Cháy:
Việc lắp đặt các thiết bị báo cháy như cảm biến khói, nhiệt, và khí là một biện pháp quan trọng. Những thiết bị này giúp phát hiện đám cháy sớm, cho phép có đủ thời gian để xử lý tình huống và sơ tán an toàn. Các thiết bị báo cháy phổ biến bao gồm báo khói quang điện, báo nhiệt, và báo khí CO2.
2. Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động:
Hệ thống chữa cháy tự động như hệ thống phun nước Sprinkler, hệ thống bọt chữa cháy, và hệ thống khí chữa cháy là những công cụ hiệu quả trong việc kiểm soát và dập tắt đám cháy. Những hệ thống này được kích hoạt tự động khi phát hiện có cháy, giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ tài sản.
3. Lập Kế Hoạch Phòng cháy chữa cháy (PCCC):
Lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy (PCCC) là việc rất cần thiết cho mọi tổ chức và hộ gia đình. Kế hoạch này bao gồm việc xác định các lối thoát hiểm, nơi tập trung khi sơ tán, và các biện pháp phòng ngừa như kiểm tra định kỳ thiết bị điện, hạn chế sử dụng các chất dễ cháy nổ.
4. Đào Tạo và Tập Huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC):
Đào tạo và tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho nhân viên và người dân là biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý khi có cháy. Các khóa học và buổi diễn tập thường xuyên giúp mọi người biết cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, cách thoát hiểm an toàn và các biện pháp phòng ngừa cháy nổ.
5. Bảo Trì và Kiểm Tra Định Kỳ:
Thực hiện bảo trì và kiểm tra định kỳ các thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) để đảm bảo chúng luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Các hệ thống báo cháy, chữa cháy và thoát hiểm cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động khi có sự cố xảy ra.
6. Trang Bị Thiết Bị Chữa Cháy Cầm Tay:
Trang bị các thiết bị chữa cháy cầm tay như bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2 tại các vị trí dễ tiếp cận trong nhà và nơi làm việc. Những thiết bị này giúp dập tắt đám cháy nhỏ ngay khi mới phát sinh, ngăn ngừa đám cháy lan rộng và gây thiệt hại lớn hơn.
7. Kiểm Tra An Toàn Điện:
Điện là nguyên nhân phổ biến gây ra cháy nổ, do đó cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện định kỳ. Tránh sử dụng quá tải ổ cắm điện, dây điện hỏng, và các thiết bị điện không đảm bảo an toàn.
8. Quản Lý Nguy Cơ Cháy Nổ:
Quản lý các nguy cơ cháy nổ bằng cách lưu trữ các chất dễ cháy nổ an toàn, kiểm soát nguồn lửa và nhiệt, và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như cấm hút thuốc tại các khu vực có nguy cơ cháy cao.
A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.
2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.
B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY
Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:
1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.
2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.
3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.
C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
1.Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)
2. Cắt điện khu vực cháy
3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).
6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.
Danasmart chuyên cung cấp các giải pháp Phòng Cháy chữa cháy (PCCC)hiện đại và hiệu quả, đảm bảo an toàn cho gia đình và doanh nghiệp của bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
LIÊN HỆ NÂNG CẤP HỆ THỐNG BÁO CHÁY ĐÀ NẴNG NGAY
- Hotline: 086.2020.068
- Zalo: 086.2020.068
- Website: https://danasmart.vn/
- Facebook: DanaSmart
- Địa chỉ: 130 Lê Độ, Thanh Khê, Đà Nẵng
0 Nhận xét